logo
Wrong email address or username
Wrong email address or username
Incorrect verification code
back to top
Search tags: jobsgo
Load new posts () and activity
Like Reblog Comment
text 2019-09-15 07:10
Những vấn đề khiến Startup kinh doanh thất bại

Các quốc gia đang tích cực thúc đẩy khởi nghiệp và hình dung đây là tương lai của sự tăng trưởng. Tuy nhiên, thực tế là có đến 90% các startup gặp thất bại và có thể biến mất sau 3 đến 5 năm hoạt động. Tại sao lại vậy? Hãy cùng tìm hiểu những thất bại mà nhiều startup gặp phải từ giai đoạn ấp ủ ý tưởng đến khi hình thành, phát triển.

 

1. Startup thất bại do ngộ nhận nhu cầu thị trường

Thị trường luôn biến đổi liên tục và dù bạn có nghiên cứu, kiểm tra bao nhiêu lần thì cũng không thể ước đoán chính xác nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp.

Thông thường, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Việc bạn quá đắm đuối với ý tưởng của mình, nghĩ rằng sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề của thế giới mà quên đi việc phải hiểu được “khách hàng tiềm năng của bạn cần gì?”. Sau đó hãy cân nhắc xem bạn đã đủ sẵn sàng để mang sản phẩm, dịch vụ ra thị trường hay chưa. Ngộ nhận về nhu cầu thị trường là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sống còn của doanh nghiệp, dễ khiến startup thất bại, vì vậy bạn cần tỉnh táo và thận trọng trong từng bước đi.

 

2. Startup thất bại do mất kiểm soát dòng tiền Theo Small Business Trends, chỉ 40% startup thực sự có lợi nhuận và 82% công ty nhỏ thất bại do những vấn đề về dòng tiền. Việc kiểm soát dòng tiền là vô cùng khó khăn ngay cả với doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định trong những năm đầu.

Hãy chi tiêu thông minh và tiết kiệm. Đừng lệ thuộc nguồn vốn ban đầu của bạn. Hãy tìm kiếm thêm nhiều nhà đầu tư hoặc tìm thêm các nguồn thu nhập bằng cách thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản phẩm của bạn. Từ đó hãy lập một mạng lưới an toàn để bạn có thể tiếp tục hoạt động trong 1-2 năm tới bằng cách điều chỉnh chi phí hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

 

3. Startup thất bại do áp lực thời gian

Các nhà đầu tư và đối tác đều muốn biết tiến trình sản xuất sản phẩm. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp trẻ đều tập trung hết sức lực với mong muốn đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc. Điều này không chỉ đè nặng lên vai chủ doanh nghiệp mà lên toàn công ty. Có nhiều khả năng vì áp lực thời gian mà bạn sẽ đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất và có thể tham khảo, xin ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước.

 

4. Đội ngũ quản lý startup không đủ năng lực

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, sẽ không có một đội ngũ hoàn hảo để hỗ trợ công việc. Thay vào đó sẽ là một nhóm nhỏ, gắn kết cùng nhau đưa công việc đi lên.

Tuy nhiên hãy nhớ, một doanh nghiệp tốt khi lãnh đạo tốt. Không khó để bạn quyết định hợp tác với người quen để trở thành khối quản lý vì họ ủng hộ bạn và giảm thiểu nhiều chi phí. Hãy phân định rõ ràng quan hệ cá nhân và công việc. Bạn có chắc chắn họ có thể hoàn thành công việc tốt, làm thêm giờ mà không phàn nàn, có thể thương lượng được với các đối tác,..? Hãy xem xét các thành viên có đủ năng lực để giúp doanh nghiệp phát triển. Quan trọng là có đảm bảo rằng các đối tác có đáng để bạn tin tưởng hay không.

 

5. Mô hình doanh nghiệp không phù hợp

Sau tất cả, các startup thất bại vì họ không chọn đúng mô hình doanh nghiệp. Có thể họ biết lấy vốn ở đâu, quản lý thu chi ra sao nhưng họ có thể có quan điểm sai lầm về cách tạo nên doanh thu. Không tạo được doanh thu là làm yếu đi nguồn sống của doanh nghiệp. Hãy chú ý đến cách tạo doanh thu ngay khi xác định được thị trường và xem xét sự duy trì của doanh thu để đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.

 

Kết luận: 

Một khi khởi nghiệp thì gặp thất bại là điều không thể tránh khỏi. Ngay từ bước hình thành ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ của bạn hãy lập một kế hoạch chi tiết nhất có thể về mọi khía cạnh startup của bạn. Đồng thời nghiên cứu và thử nghiệm nhiều phương án để phòng hoặc đối phó kịp thời các thất bại bất ngờ. Chúc các bạn thành công!

Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/nhung-van-de-khien-startup-kinh-doanh-that-bai/

Source: jobsgo.vn/blog/nhung-van-de-khien-startup-kinh-doanh-that-bai
Like Reblog Comment
text 2019-09-15 07:03
Mẹo sống sót nơi công sở: Hãy học theo Shizuka trong Doraemon!

Doraemon là bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản được sáng tác bởi tác giả Fujiko Fujio. Các nhân vật trong manga này trở thành một phần tuổi thơ của nhiều thế hệ. Đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu bạn học được điều gì từ nhân vật trong truyện? Đặc biệt là với các cô nàng công sở, bạn học được gì từ Shizuka được nhiều người yêu quý?

Shizuka là ai?

Shizuka là cô bé 9 tuổi trong bộ truyện tranh nổi tiếng Doraemon. Shizuka là bạn học chung lớp, là vợ tương lai của Nobita. Cô luôn đứng ra bênh vực khi Nobita bị bắt nạtCô là một cô gái đáng yêu, xinh xắn và hiền lành. Shizuka luôn được mọi người xung quanh yêu quý và quan tâm. Đặc biệt, ở Shizuka có một vài đức tính tốt mà các cô nàng công sở cần phải học tập.

Bài học từ nhân vật Shizuka cho cô nàng công sở

1. Luôn phải chỉn chu, chú ý đến ngoại hình

Shizuka là một cô bé vô cùng dễ thương. Cô xuất hiện với đôi mắt to tròn, gương mặt bầu bĩnh. Hai bím tóc luôn được thắt hình hoa anh đào gọn gàng. Mỗi lần xuất hiện, cô đều ăn mặc rất gọn gàng. Thường là những chiếc váy màu trắng, hồng. Cô chỉn chu từ quần áo, giày dép đến đầu tóc.
Đối với một cô nàng công sở, không cần quá điệu đà nhưng bạn cũng nên để ý tới vẻ ngoài. Đừng xuất hiện với mái tóc rối tung hay quần áo xộc xệch, nhăn nhúm. Một ngoại hình chỉn chu sẽ giúp bạn tự tin hơn. Một nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học cho hay: Những người mặc bộ đồ quần áo phù hợp sẽ thực hiện tốt công việc của mình hơn.

 

2. Luôn chăm chỉ, chịu khó, tập trung trong học tập, công việc Dù chỉ là một cô bé 9 tuổi nhưng Shizuka luôn chịu khó và chăm chỉ. Cô từ chối những chuyến đi chơi đầy hấp dẫn với Nobita vì thường xuyên phải đến lớp học piano. Mặc dù Shizuka thích violin hơn piano. Đang ở tuổi ăn, chơi, chưa cần lo nghĩ gì nhưng Shizuka đã biết điều gì cần thiết cho mình. Cô luôn chăm chỉ làm bài tập về nhà và đạt được nhiều điểm 90, 100. Đức tính cần cù, chịu khó này cũng là điều các cô nàng công sở cần học tập. Vì thành công được tạo từ thiên tài chỉ là 1%, 99 còn lại là bằng mồ hôi và nước  mắt. Cần cù và chăm chỉ chưa bao giờ là thừa. Nó giúp bạn bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện bản thân. Chỉ cần cố gắng, nỗ lực làm việc, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Vì “kiến tha lâu cũng đầy tổ”.

 

3. Luôn sẵn sàng giúp đỡ, quan tâm mọi người Shizuka là người có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người. Cô chăm sóc cho những người yếu, động vật bị bỏ rơi. Cô luôn quan tâm và giúp đỡ Nobita khi cậu bị Jaian và Suneo bắt nạt. Shizuka hay mời Nobita đến để học cùng mặc dù Nobita học rất dở. Cô còn hay để Nobita thử bánh mình mới làm. Ước mơ của Shizuka là trở thành một y tá hay nữ tiếp viên hàng không. Ước mơ này phản ánh sự tốt bụng của cô.

Chuyên gia tâm lý Robert B. Cialdini từng nói rằng, môi trường công sở không thể tránh khỏi sự ganh đua, tị nạnh của đồng nghiệp khác. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bạn lại ích kỷ, từ chối giúp đỡ mọi người. Các cô nàng công sở hãy sẵn sàng giúp đỡ các đồng nghiệp khi có thể. Việc đó giúp bạn tạo các mối quan hệ và danh tiếng tốt. Xây dựng hình ảnh một nhân viên tốt tính và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người sẽ giúp phát triển công việc của bạn. Giúp đỡ người khác giúp bạn vui vẻ và sống tích cực hơn.

 

4. Biết kiên quyết và mạnh mẽ đúng lúc Tuy được xây dựng với hình ảnh nữ tính, dịu dàng và hiền lành nhưng Shizuka luôn biết kiên quyết và mạnh mẽ đúng lúc. Khi Nobita mượn vở cô để chép bài, cô đã thẳng thừng từ chối. Vì chép bài không giúp Nobita tốt hơn mà chỉ làm cậu ý lại. Cô từ chối lời rủ đi chơi của Nobita khi cô chưa làm xong bài tập hay phải học đàn. Sự quyết liệt và mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm cá nhân là đức tính tốt của Shizuka.

Với các cô nàng công sở, dịu dàng, điềm đạm là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần sự thẳng thắn, mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm đúng của mình. Chỉ bảo vệ quan điểm của mình chứ không phản bác, nói quan điểm của mọi người là sai trái. Kiên quyết và mạnh mẽ giúp bạn không trở thành kẻ “đẽo cày giữa đường”.

 

Truyện tranh Doraemon đã “vẽ giấc mơ của trẻ em” trên toàn thế giới. Chiếc vé thần kỳ trở về tuổi thơ không chỉ để giải trí, Doraemon còn chứa đựng những bài học, câu chuyện đầy tính nhân văn. Đặc biệt là với cách xây dựng hình ảnh Shizuka, các cô nàng công sở có thể rút ra bài học riêng cho mình.

Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/meo-song-sot-noi-cong-so-hay-hoc-theo-shizuka-trong-doraemon/

Source: jobsgo.vn/blog/meo-song-sot-noi-cong-so-hay-hoc-theo-shizuka-trong-doraemon
Like Reblog Comment
text 2019-08-08 03:55
Nhà quản trị là ai? Một nhà quản trị giỏi cần những gì? - JobsGO Blog

Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. Vậy những nhà quản trị có vai trò, nhiệm vụ và những kỹ năng gì để đạt được mục đích đó. Cùng tìm hiểu xem nhà quản trị là ai và một nhà quản trị giỏi cần những gì với JobsGO nhé!

1.Nhà quản trị là ai?

Theo bạn, nhà quản trị là ai?

Họ là những người điều khiển công việc của người khác.  Nhà quản trị là người tổ chức và thực hiện hoạt động quản trị. Nhà quản trị là những người thực hiện việc ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bố nguồn lực con người, tài chính. Từ đó, nhà quản trị giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Nhà quản trị là người hoàn thành mục tiêu thông qua những người khác.

Nhà quản trị cần hoàn thành nhiệm vụ mà sử dụng ít nguồn lực nhất có thể. Những nguồn lực mà nhà quản trị có thể sử dụng bao gồm: con người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất.

Vị trí của họ ở trong công ty rất đa dạng, tùy vào phạm vi và trách nhiệm phụ trách. Họ là tổng giám đốc điều hành, trưởng phòng, quản đốc…

2. Nhà quản trị có 3 cấp bậc

Khi tìm hiểu xem nhà quản trị là ai thì bạn sẽ biết đến mô hình cấp bậc của các nhà quản trị:

 

Quản trị viên cấp cao

Đây là các nhà quản trị nằm ở đỉnh quyền lực. Họ có cấp bậc cao nhất trong các nhà quản trị. Quản trị viên cấp cao là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả của tổ chức.

Quản trị viên cấp cao là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo nhân viên. Họ sẽ tạo ra các mục tiêu, phương hướng, chiến lược cho tổ chức.

Vị trí của các quản trị viên cấp cao là: chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc…

Quản trị viên cấp trung gian

Họ là người nhận chỉ huy từ các quản trị viên cao cấp và đứng ra chỉ huy các quản trị viên cấp cơ sở. Công việc của quản trị viên cấp trung gian là nhận chiến lược, kế hoạch từ các quản trị viên cấp cao. Sau đó, họ sẽ triển khai thành các mục tiêu cụ thể cho các quản trị viên cơ sở thi hành.

Quản trị viên cấp trung gian cần xác định rõ hàng hóa, dịch vụ cần được sản xuất, đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng bằng cách nào… Họ sẽ là người phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất để tổ chức vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa đạt hiệu quả cao.

Vị trí của các quản trị viên cấp trung gian: Quản đốc, trưởng phòng, trưởng khoa…

Quản trị viên cấp cơ sở

Đây là những nhà quản trị có vị trí thấp nhất về quyền lực. Nhà quản trị cấp cơ sở là người trực tiếp làm việc với hàng hóa, dịch vụ của công ty. Họ nhận lệnh từ các quản trị viên cấp trung gian. Họ cần trực tiếp hướng dẫn, đốc thúc các nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung.

Vị trí thường thấy: tổ trưởng, trưởng bộ phận, đốc công…

3.Vai trò của nhà quản trị

Theo Henry Mentzberg, vai trò của nhà quản trị được chia thành 3 nhóm lớn.

  • Nhóm vai trò quan hệ với con người:
  • Nhà quản trị có vai trò đại diện cho tổ chức. Họ là người đối thoại, giao dịch với các tổ chức khác. Họ chịu trách nhiệm cho tổ chức và điều hành các hoạt động.
  • Nhà quản trị có vai trò lãnh đạo. Nhà quản trị cần đưa ra phương hướng, mục tiêu cho nhân viên. Từ đó giám sát, đánh giá và kiểm tra cấp dưới của mình.
  • Nhà quản trị có vai trò liên lạc. Họ là người liên hệ với các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Ngoài ra, họ còn là sợi dây kết nối các cá nhân trong tổ chức.
  • Nhóm vai trò thông tin:
  • Vai trò tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến tổ chức. Nhà quản trị cần thường xuyên cập nhật các yếu tố liên quan đến tổ chức. Từ đó, họ xác định được những rủi ro, đe dọa để có thể giải quyết một cách nhanh chóng.
  • Vai trò phổ biến thông tin. Nhà quản trị cần phổ biến những thông tin cần thiết đến các nhân viên về tổ chức. Điều đó giúp nhân viên có thể hoàn thành mục tiêu và xác định đúng về tổ chức.
  • Vai trò cung cấp thông tin cho bên ngoài. Nhà quản trị là người đại diện cho tổ chức nên họ có vai trò cung cấp, giải thích và bảo vệ tổ chức trước các tổ chức khác.
    • Nhóm vai trò quyết định:
    • Vai trò doanh nhân. Nhà quản trị cần tìm ra phương pháp cải thiện giúp tổ chức tiến bộ và làm việc hiệu quả.
    • Vai trò giải quyết xáo trộn. Rủi ro là thứ khó đoán. Tổ chức nào cũng có thể gặp rắc rối, rủi ro. Nhà quản trị cần quyết đoán để giải quyết, ứng phó kịp thời. Từ đó, họ giúp tổ chức đi vào ổn định và tiếp tục hoạt động.
    • Vai trò phân phối các nguồn lực. Nhà quản trị cần tiến hành phân phối các nguồn lực một cách tối ưu. Đó là các nguồn lực về tài chính, cơ sở sản xuất, thông tin và cả con người. Phân phối hợp lý để các bộ phận hoạt động năng suất và hiệu quả nhất.
    • Vai trò thương thuyết. Nhà quản trị là người trực tiếp đàm phán, giao dịch với các cá nhân, tổ chức khác. Làm sao để tổ chức của mình có lợi nhất là là điều một nhà quản trị cần làm.
    • 4.Một nhà quản trị giỏi cần những gì?

      4.1  Các kỹ năng cơ bản của nhà quản trị giỏi

      Để thực hiện tốt các chức năng, vai trò của quản trị thì các nhà quản trị cần có 3 kỹ năng cơ bản sau.

      • Kỹ năng nhân sự

      Đây là khả năng làm việc với các nhân viên ở trong tổ chức của các nhà quản trị. Thông qua các nhân viên, các nhà quản trị có thể đạt được mục tiêu cho tổ chức. Kỹ năng nhân sự cần thiết nhất với quản trị viên cấp trung gian.

      Kỹ năng này bao gồm:

      • Khả năng động viên, thúc đẩy nhân viên
      • Khả năng tạo điều kiện thuận lợi, phương tiện tối ưu cho nhân viên
      • Khả năng điều phối, sắp xếp, lãnh đạo nhân viên
      • Khả năng giải quyết mâu thuẫn, truyền thông cho tổ chức

      Quản lý nhân sự chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhà quản trị là người biết dụng nhân đúng lúc, đúng chỗ. Một nguyên tắc mà nhà quản trị nhất thiết phải có là: đừng gửi con vịt tới trường học của đại bàng. Đặt đúng người, đúng việc để bại bàng có thể tung cánh và vịt có thể thỏa sức bơi lội.

      • Kỹ năng nhận thức

      Đây là khả năng cần có sự hiểu biết của nhà quản trị. Họ cần nhận thức được mọi góc độ của tổ chức và quan hệ, liên kết giữa các nhân viên, các bộ phận. Kỹ năng nhận thức cần thiết nhất với quản trị viên cấp cao.

      Kỹ năng nhận thức bao gồm:

      • Khả năng tư duy chiến lược, có tầm nhìn dài hạn và tổng thể
      • Xử lý thông tin rõ ràng
      • Hoạch định kế hoạch chi tiết
      • Nắm rõ hoàn cảnh, giảm thiểu rủi ro

      Kỹ năng nhận thức là khả năng dựa trên sự hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận.

      • Kỹ năng chuyên môn – kỹ năng kỹ thuật

      Đây là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà quản trị. Kỹ năng này có thể học tập và rèn luyện để có được. Kỹ năng chuyên môn cần thiết nhất đối với quản trị viên cấp cơ sở.

      Kỹ năng kỹ thuật bao gồm:

      • Khả năng tinh thông về các phương pháp, kỹ thuật, thiết bị
      • Khả năng hiểu biết chuyên môn
      • Khả năng phân tích, sử dụng kỹ thuật để giải quyết vấn đề

      4.2  Các yếu tố tạo nên nhà quản trị giỏi

      Nhà quản trị hỏi: “Đâu là những việc cần hoàn thành? Điều gì tốt cho tổ chức?””

      Theo nhà quản trị nổi tiếng Peter Drucker, một nhà quản trị giỏi cần đặt ra các câu hỏi cho riêng mình.

      Để đạt được mục tiêu, nhà quản trị cần liệt kê danh sách các công việc cần phải làm. Từ đó, nhà quản trị xác định ra phương hướng, chính sách ưu tiên cho công việc của tổ chức.

      Lợi nhuận, doanh thu hay thương hiệu là điều vô cùng quan trọng đối với một tổ chức. Làm thế nào để tổ chức phát triển, thu được lợi nhuận tối đa là điều nhà quản trị cần làm. Đặt ra câu hỏi giúp nhà quản trị xác định đúng đắn và tránh xảy ra sai lầm không đáng có.

      Nhà quản trị cần quyết đoán

      Khi đã làm nhà quản trị thì điều tất yếu phải biết đó là quyết đoán . Đa số nhà quản trị đều phải quyết đoán trong mọi việc của họ. Quyết đoán giúp họ không bỏ lỡ cơ hội và giúp tiến độ công việc trở lên nhanh chóng.

    • Nhà quản trị cần hiểu biết kiến thức

      Một lĩnh vực mà bạn không hề hiểu biết thì sao có thể làm việc? Một nhà quản trị thành công có thể không cần quá chú trọng kiến thức chuyên môn. Tuy vậy, những nền tảng kiến thức cơ bản là thứ không thể bỏ qua. Kiến thức giúp nhà quản trị không bị mất phương hướng trong công việc, quản lý tổ chức.

      Nhà quản trị cần chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình

      Nhà quản trị cần ra quyết định một cách nhanh chóng để không bỏ lỡ cơ hội của tổ chức. Nhưng họ cũng phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Điều này giúp nhà quản trị nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để bổ sung và hoàn thiện bản thân.

      Quản lý thời gian

      Một nhà quản trị cần xử lý rất nhiều công việc trong vòng một ngày. Bạn không thể trở thành một nhà quản trị giỏi nếu không biết quản lý thời gian. Sắp xếp thời gian một cách hiệu quả giúp họ tiến hành công việc một cách tối ưu.

      Nhà quản trị giỏi biết biến trở ngại thành cơ hội

      Đừng coi mọi vấn đề là những đe dọa hay trở ngại cho tổ chức. Nhà quản trị cần nhìn thấy mặt tích cực, tiềm năng và cơ hội từ các sự kiện xảy ra. Hãy tìm ra cách giải quyết thay vì than thở vì trở ngại. Từ đó tìm được hướng phát triển cho tổ chức của mình.

      Kỹ năng quản trị tổ chức, đội nhóm

      Nhà quản trị cần nghĩ và nói trên vị thế “chúng ta” thay vì “tôi”. Họ cần chia sẻ, học cách trao quyền cho người khác. Một nhà quản trị giỏi không chỉ giỏi việc cá nhân. Hãy học cách làm việc với mọi người trong tổ chức. Vì “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng đồng đội”.

      Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được rằng nhà quản trị là ai và một nhà quản trị giỏi cần những gì.

Source: jobsgo.vn/blog/nha-quan-tri-la-ai-mot-nha-quan-tri-gioi-can-nhung-gi
Like Reblog Comment
text 2019-08-08 03:51
3 nguyên tắc trả lời email phỏng vấn gây ấn tượng - JobsGO Blog

Sau bao nhiêu cố gắng tìm việc, bạn nhận được email phỏng vấn tới từ nhà tuyển dụng. Việc mà bạn cần phải làm là trả lời thư mời phỏng vấn thật chuyên nghiệp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy, nguyên tắc khi viết thư trả lời phỏng vấn thế nào cho “chuẩn”?  

1. Gửi email trả lời phỏng vấn càng sớm càng tốt

Ngay khi bạn nhận được email hoặc cuộc gọi mời phỏng vấn thì bạn nên viết thư xác nhận phỏng vấn trong thời gian càng sớm càng tốt. Trong cuộc gọi phỏng vấn hoặc email phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gửi cho bạn các thông tin chi tiết và lịch phỏng vấn. Nếu bạn có câu hỏi hoặc vấn đề gì thì có thể hỏi trực tiếp qua điện thoại. Hoặc bạn có thể gửi lại câu hỏi trong thư mời phỏng vấn.

2. Viết tiêu đề cho thư xác nhận phỏng vấn

Tiêu đề là phần quan trọng của mỗi lá thư. Đây là phần hiển thị bên ngoài của bức thư nên nó sẽ quyết định việc người nhận có đọc thư hay không. Nếu thư của bạn không có tiêu đề thì nhà tuyển dụng rất dễ bỏ qua thư và coi đó là Spam và không độc thư.

Phần tiêu đề có thể bao gồm: tên công việc và tên của bạn. Ví dụ như sau THƯ XÁC NHẬN HẸN PHỎNG VẤN VỊ TRÍ MARKETING – NGUYỄN VĂN A. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng có thể sẽ phải sắp xếp khá nhiều cuộc phỏng vấn cùng lúc. Vì thế việc đề tên ở phần tiêu đề sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng phân biệt loại email và thuận tiện hơn khi sắp xếp lịch phỏng vấn.

>> Tuyển dụng nhân viên Marketing

3. Viết đầy đủ nội dung thư trả lời phỏng vấn

Một lá thư xác nhận phỏng vấn tiêu chuẩn phải đảm bảo có đầy đủ các phần: Lời chào, lý do viết thư, lời cảm ơn, ký tên. Phần nội dung thư nên trình bày rõ ràng, mạch lạc, không dài dòng, đúng chính tả để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Lời chào

Trong trường hợp gửi email xác nhận đến nhà tuyển dụng, hãy sử dụng Dear Ms. hoặc Dear Mr. cùng với tên của người đã viết thư đến bạn. Đây là lời chào phù hợp cho những người bạn mới quen và thể hiện được sự chân thật cùng thái độ lịch sự. Kèm theo đó, đừng quên gửi lời cảm ơn họ về lời mời phỏng vấn và thể hiện sự quan tâm muốn tìm hiểu thêm về công việc ứng tuyển nhé.

Lý do viết thư

Phần mở đầu email, bạn có thể đề cập đến lý do viết là thư này. Một vài gợi ý cho phần này như là “Cảm ơn vì cơ hội phỏng vấn…”. Hoặc “Tôi viết lá thư này để xác nhận chắc chắn là mình sẽ tham gia buổi phỏng vấn mà công ty đã sắp xếp”. 

Lời cảm ơn

Trong lá thư trả lời email thì lời cảm ơn là một phần rất quan trọng. Hãy luôn đảm bảo lá thư của bạn có lời cảm ơn. Điều này cho thấy rằng bạn rất trân trọng và quan tâm tới công việc mà mình muốn ứng tuyển. Khi bạn nhận được lá thư cảm ơn, đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng nhìn thấy năng lực và muốn dành cơ hội cho bạn. Vì thế, đừng ngại cho thêm một lời cảm ơn đến với nhà tuyển dụng để thế hiện sự biết ơn đối với ho. Chắc chắn chi tiết nhỏ này sẽ ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Nếu ở phần đầu thư bạn biết lời cảm ơn rồi thì không sao. Nhưng nếu bạn quên thì có thể bổ sung lời cảm ơn ở phần cuối thư. Ở phần này, ngoài lời cảm ơn, bạn có thể kèm theo lời hứa sẽ đến đúng giờ. Ví dụ: ” Em cảm ơn và sẽ đến phỏng vấn đúng giờ ạ”. Hoặc nếu muốn trang trọng có thể kết bằng vài từ sau: “trân trọng” , “thân mến” …

Chữ ký cuối mail

Bạn nên có chữ ký cuối mail. Chữ ký có thể ghi tên bạn hoặc tên trường bạn đang học ( nếu có), địa chỉ, số điện thoại và email. Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, nhà tuyển dụng có thể gọi điện thoại trực tiếp cho bạn. Vì vậy, phần chữ ký cuối có địa chỉ và số điện thoại là vô cùng cần thiết.

Một số yêu cầu khác của nội dung email phỏng vấn

Thường thì nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn phải mang theo sơ yếu lý lịch khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, một vài công ty lại có thể sẽ yêu cầu những tài liệu khác như: chứng minh thư, danh mục công việc đã làm ở các công ty trước,…khi bạn tham gia cuộc phỏng vấn. Một số khác lại có thể sẽ muốn bạn gửi đến chi tiết kinh nghiệm làm việc. Vì thế, trong email hồi đáp lịch phỏng vấn, bạn cũng nên hỏi về những giấy tờ mà bạn cần phải mang theo hoặc bất cứ thông tin nào mà nhà tuyển dụng muốn bạn chia sẻ.  

4. Mẫu email xác nhận lịch phỏng vấn

Dù được gọi điện mời phỏng vấn hay nhận được thư mời phỏng vấn thì khi viết thư xác nhận, bạn cần phải tuân thủ các quy tắc trên. JobsGO sẽ cung cấp cho bạn mẫu email phỏng vấn để bạn có thể tham khảo:

Tiêu đề thư: Xác nhận phỏng vấn vị trí nhân viên Content Marketing – Phạm Minh Ánh.

Kính gửi: Bộ phận nhân sự Công ty Cổ phần JobsGO

Cảm ơn quý công ty đã dành cho tôi cơ hội tham gia phỏng vấn vị trí “Content Marketing”. Tôi xin xác nhận sẽ tham gia buổi phỏng vấn vào lúc 9h sáng ngày 30 tháng 6 tại văn phòng công ty.

Xin vui lòng cho tôi biết nếu cần cung cấp bất kỳ tài liệu thêm nào trước buổi phỏng vấn.

Trân trọng,

Minh Ánh

Phamminhanh@gmail.com

0123 456 4563

>> Tìm việc Content Marketing

Nhận được thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng là tín hiệu đáng mừng. Điều này chứng tỏ bạn đã gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng thông qua bản CV ứng tuyển gửi trước đó. 

Vậy làm thế nào để CV của bạn trông thật chuyên nghiệp và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng giữa hàng ngàn những ứng viên khác? Hãy tham khảo và sử dụng ngay những mẫu CV “chuẩn chỉnh” từ JobsGO. Để có trải nghiệm và nắm bắt được nhiều cơ hội việc làm tốt nhất tại JobsGO.vn.

 

Source: jobsgo.vn/blog/3-nguyen-tac-tra-loi-email-phong-van-gay-an-tuong
Like Reblog Comment
text 2019-08-07 09:27
Các kỹ năng cần có của nhân viên IT

Hơn 5 triệu việc làm IT sẽ được tạo ra thêm trên toàn cầu đến năm 2027. Nhưng nhiều người nghĩ rằng IT là sửa máy tính, cài Win, lắp mạng. Thậm chí cho rằng những người học IT là giỏi về điện tử như TV, loa đài… Vậy IT là gì? Làm nhân viên IT cần có những kỹ năng gì?

1. Phát triển thuật toán

Đây chính là kỹ năng đầu tiên mà một kỹ sư IT cần có. Nắm vững kỹ năng phát triển thuật toán bạn sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn rất nhiều, nhất là với quy mô dữ liệu khổng lồ như ngày nay. Bên cạnh đó, những kỹ năng tìm kiếm, khai thác dữ liệu, lập mô hình số liệu thống kê cũng được coi trọng. Việc thiết kế và phát triển thuật toán hoặc kỹ xảo sẽ giúp nâng cao hiệu suất cho máy tính. Để có được kỹ năng này, bạn phải học hỏi từ trường lớp, đồng nghiệp. Nó cũng là những kinh nghiệm, bạn rút ra được từ trong công việc thực tế.

2. Thiết kế giao diện người dùng

Một nhân viên IT phải tạo ra được những phần mềm có giao diện rõ ràng, dễ dùng. Thậm chí là phải bắt mắt để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và người dùng.

3. Nhân viên IT phải am hiểu về công nghệ

Các sản phẩm và ứng dụng từ công nghệ ngày càng phổ biến, đặc biệt là công nghệ mạng không dây như Bluetooth, wi-fi… Nhân viên IT phải am hiểu công nghệ trong từng lĩnh vực để có thể hiểu về công việc và phối hợp các công nghệ hiệu quả.

4. Quản lý dự án

Nhân viên IT cần có khả năng quản lý các dự án của mình, đảm bảo thời gian, tiến độ và hiệu suất công việc. Bạn cũng nên chọn vị trí người chỉ huy, đôn thúc và quản lý công việc chung của dự án. Một người có khả năng quản lý tốt và đóng vai trò leader sẽ ghi điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng.

5. Bảo mật

Một nhân viên IT bắt buộc phải nắm được những quy tắc tối thiểu trong bảo mật thông tin. Nhân viên IT nên có khả năng thiết lập môi trường an ninh và độ bảo mật cao.  Điều này giúp bạn có cơ hội phát triển bản thân và thử sức với lĩnh vực bảo mật chẳng hạn.

6. Các kỹ năng chung về mạng

Mạng là yếu tố quan trọng trong công việc, dù bạn làm trong lĩnh vực gì. Trước khi phát triển bản thân về bất cứ phương diện nào thì cũng cần có những hiểu biết nhất định về mạng.

7. Sử dụng tiếng Anh

Đây là kỹ năng cần thiết đối với mọi nhân viên IT. Ít nhất bạn phải có khả năng đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật, thông tin phần mềm, viết code…

Bên cạnh đó, nhân viên IT phải nắm được những kỹ năng mềm cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ doanh nghiệp, quản lý thời gian…

More posts
Your Dashboard view:
Need help?