logo
Wrong email address or username
Wrong email address or username
Incorrect verification code
back to top
Search tags: tuyen-dung
Load new posts () and activity
Like Reblog Comment
text 2019-09-07 19:05
UX Designer là gì? Chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer như thế nào?

Tuy là một nghề khá mới nhưng UX Design không còn xa lạ với nhiều người. Hơn hết đây là một lĩnh vực quan trọng và có tiềm năng việc làm cao. Vậy UX Designer là gì? Làm thế nào để chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer?

  1. 1. UX Designer là gì?

UX là viết tắt của từ User Experience, hiểu đơn giản là trải nghiệm người dùng. Nói cách khác UX là những đánh giá, cách cảm nhận của người dùng về một sản phẩm, thương hiệu hay dịch vụ nào đó.

UX Designer chính là cầu nối giữa khách hàng và lập trình viên. Họ sẽ là người nghiên cứu và đánh giá về thói quen của khách hàng khi sử dụng app hoặc website. Sau đó đánh giá về các sản phẩm của app/website về các khía cạnh tính dễ sử dụng, tiện ích cho người dùng, hiệu quả hoạt động.

UX Designer còn là người giải mã những yêu cầu, insight của khách hàng để kết hợp với mục tiêu kinh doanh. Từ đó thiết kế những tính năng, giao diện, khả năng tương tác phù hợp cho sản phẩm.

>> Tìm việc Designer

2. Chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer

Chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer sẽ giúp nhà thiết kế có thể đi sâu hơn về chi tiết của sản phẩm thay vì chỉ làm việc với những yếu tố của bên ngoài. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm và thăng tiến của Graphic Designer đang giảm dần ở mức trung bình còn UX Designer vẫn được săn đón. Hơn hết UX Designer còn có mức lương trung bình cao hơn.

Từ Graphic Designer chuyển sang công việc của UX Designer, bạn sẽ có các lợi thế nhất định sau đây:

  • Tính thẩm mỹ:

Nếu bạn nghĩ UX Designer không cần tính thẩm mỹ thì bạn đã làm. Thậm chí tạo ra một sản phẩm hấp dẫn, bắt mắt sẽ tạo ấn tượng ban đầu tích cực và cải thiện trải nghiệm của người dùng sản phẩm. Graphic Designer có thể làm mọi thứ hấp dẫn hơn khi họ chuyển sang UX Designer.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần báo cáo kết quả khảo sát đến những bên liên quan trong công ty. Những người từng là cựu thiết kế đồ họa sẽ có thể biến những con số khô khan trở nên “lộng lẫy” hơn. Và tất nhiên, cái gì đẹp cũng dễ đi vào lòng người. Đây là bước đầu thành công trong giao tiếp và đồng nghiệp có thể ngồi im lắng nghe bạn nói.

  • Thích nghi nhanh chóng, dễ dàng nắm bắt các xu hướng:

Với nền tảng về design sẵn có, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được các thuật ngữ thiết kế. Thậm chí bạn có thể tìm ra các xu hướng trong thiết kế web/app. Từ đó, công việc của bạn có thể dễ dàng hơn và nhanh chóng thăng tiến hơn những UX Designer không có nền tảng trước đó.

Vậy làm sao để phát triển bản thân hơn nữa khi chuyển sang làm UX Designer? Một vài gợi ý cho bạn là:

— Hãy xây dựng kế hoạch về mục tiêu của bản thân

— Bắt đầu từ điểm mạnh

— Tham gia các khóa học

— Xây dựng mối quan hệ

— Tìm người hướng dẫn

Công việc của UX Designer là công việc thú vị và yêu cầu khá nhiều kỹ năng. Nhưng những kỹ năng này có thể luyện tập và phát triển. Nếu cảm thấy phù hợp và muốn thử sức ở công việc lương cao này, hãy tìm việc tại App tuyển dụng việc làm JobSGO. Chúc bạn thành công!

Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/ux-designer-la-gi-lam-the-nao-phan-biet-ui-va-ux/

Like Reblog Comment
text 2019-09-03 08:05
4 bước để Social Resume của bạn chuyên nghiệp hơn

Social Resume chính là phương tiện giúp bạn tiếp cận và thu hút nhà tuyển dụng. Nhưng có thể bạn vẫn mắc rất nhiều lỗi khi tạo Social Resume. Hãy thực hiện ngay 4 bước dưới đây để có một Social Resume thật chuyên nghiệp với Linkedin nhé!

1. Social Resume và Linkedin là gì? 

Trước hết, nếu bạn chưa biết đến việc tạo Social Resume hay Linked thì phải tìm hiểu nó là gì và những tiện ích mà nó mang lại là gì đã.

Linkedin là một trang mạng xã hội mà người sử dụng là những thành viên chuyên nghiệp. Đối tượng của Linkedin là các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu kết nối tìm việc, tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ chỉ cần tạo một profile và đợi nhà tuyển dụng liên lạc thì bạn đã nhầm. Bạn phải tự email cho họ với một Resume thật “xịn sò”.

Social Resume là bản tóm tắt về trình độ, kỹ năng và phẩm chất trong công việc của bạn. Đây chính là cách tốt nhất để bạn gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.

2. Các bước để tạo Social Resume chuyên nghiệp 

Việc tạo cho mình một Social Resume là điều cần thiết. Và để có một bản Resume thật hoàn chỉnh và chuyên nghiệp trên Linkedin bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng tài khoản Linkedin 

Bạn phải khiến cho profile của mình thật nổi bật bởi nó cũng giống như một bản CV để nhà tuyển dụng biết về bạn. Tiêu đề Linkedin chính là thứ đầu tiên người khác đọc ở hồ sơ của bạn. Nó được đặt mặc định dựa trên chức danh công việc hoặc tùy chỉnh theo ý muốn. Tuy nhiên sẽ có hàng ngàn người có chức danh giống bạn. Nên chức danh công việc dù ấn tượng cỡ nào cũng không qua được tiêu đề thu hút.

Tên, tiêu đề và ảnh profile là yếu tố duy nhất quyết định người khác có truy cập vào profile của bạn hay không. Bạn có thể làm nổi bật tiêu đề bằng cách:

– Bổ sung cá tính của bạn

– Đưa tên khách hàng hoặc sếp lớn

– Viết mô tả hấp dẫn về bạn

Ngoài ra, phải thể hiện được năng lực của bản thân thông qua việc làm nổi bật kinh nghiệm và kỹ năng. Bạn nên đính kèm các giấy chứng nhận hay dự án mà mình đã thực hiện trước đó. Mở rộng kết nối với nhiều người, đặc biệt là các chuyên gia, những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn.

Bước 2: Hiển thị thông tin liên hệ

Mục đích chính của việc tạo Social Resume chuyên nghiệp là để thu hút nhà tuyển dụng. Thế nhưng họ lại không tìm thấy cách liên lạc với bạn, họ có thể rời đi để tìm ứng viên khác. Như vậy, bạn đã mất đi cơ hội việc làm.

Những thông tin tối thiểu phải có bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại hay web liên kết cá nhân. Hãy đảm bảo những thông tin này luôn được cập nhật ở chế độ công khai.

Bước 3: Trở nên chuyên nghiệp hơn với blog và các tài khoản cá nhân 

Linkedin cho phép người dùng kết nối với các tài khoản hoặc trang web khác. Do đó, họ có thể tìm thấy bạn trên những nền tảng khác và hồ sơ của bạn cũng trở nên phong phú hơn.

Bạn có thể tạo ra các blog để chia sẻ về kiến thức, kỹ năng của bản thân. Điều này giúp bạn khẳng định năng lực và vị trí của mình. Đừng chỉ nói một cách khô khan hay chuyên môn hóa. Thử kể một câu chuyện theo cách riêng có thể giúp bạn lan tỏa nó, thậm chí là với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, bạn phải luôn cập nhật những câu chuyện mới cho blog của mình. Cũng đừng dừng lại ở những bài viết. Bạn có thể làm nó đa dạng hơn với video hay infographic.

Bước 4: Kiểm tra lại thông tin 

Trước tiên thông tin bạn đưa ra phải đúng và chính xác. Như vậy mới tạo lòng tin cho người khác và cũng giúp họ nhìn nhận chính xác về bạn.

Đúng chính tả là điều ai cũng chủ quan nhưng lại vô cùng quan trọng. Một lỗi chính tả có thể khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Tối ưu hóa Social Resume bằng các từ khóa liên quan đến việc làm để cải thiện thứ hạng hồ sơ trên các kết quả tìm kiếm của Linkedin.Mong rằng với 4 bước trên, bạn đã có thể tận dụng tiện ích của Linkedin để tạo cho mình một Social Resume thật chuyên nghiệp. Đồng thời giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

 
Like Reblog Comment
text 2019-08-08 03:51
3 nguyên tắc trả lời email phỏng vấn gây ấn tượng - JobsGO Blog

Sau bao nhiêu cố gắng tìm việc, bạn nhận được email phỏng vấn tới từ nhà tuyển dụng. Việc mà bạn cần phải làm là trả lời thư mời phỏng vấn thật chuyên nghiệp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy, nguyên tắc khi viết thư trả lời phỏng vấn thế nào cho “chuẩn”?  

1. Gửi email trả lời phỏng vấn càng sớm càng tốt

Ngay khi bạn nhận được email hoặc cuộc gọi mời phỏng vấn thì bạn nên viết thư xác nhận phỏng vấn trong thời gian càng sớm càng tốt. Trong cuộc gọi phỏng vấn hoặc email phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gửi cho bạn các thông tin chi tiết và lịch phỏng vấn. Nếu bạn có câu hỏi hoặc vấn đề gì thì có thể hỏi trực tiếp qua điện thoại. Hoặc bạn có thể gửi lại câu hỏi trong thư mời phỏng vấn.

2. Viết tiêu đề cho thư xác nhận phỏng vấn

Tiêu đề là phần quan trọng của mỗi lá thư. Đây là phần hiển thị bên ngoài của bức thư nên nó sẽ quyết định việc người nhận có đọc thư hay không. Nếu thư của bạn không có tiêu đề thì nhà tuyển dụng rất dễ bỏ qua thư và coi đó là Spam và không độc thư.

Phần tiêu đề có thể bao gồm: tên công việc và tên của bạn. Ví dụ như sau THƯ XÁC NHẬN HẸN PHỎNG VẤN VỊ TRÍ MARKETING – NGUYỄN VĂN A. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng có thể sẽ phải sắp xếp khá nhiều cuộc phỏng vấn cùng lúc. Vì thế việc đề tên ở phần tiêu đề sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng phân biệt loại email và thuận tiện hơn khi sắp xếp lịch phỏng vấn.

>> Tuyển dụng nhân viên Marketing

3. Viết đầy đủ nội dung thư trả lời phỏng vấn

Một lá thư xác nhận phỏng vấn tiêu chuẩn phải đảm bảo có đầy đủ các phần: Lời chào, lý do viết thư, lời cảm ơn, ký tên. Phần nội dung thư nên trình bày rõ ràng, mạch lạc, không dài dòng, đúng chính tả để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Lời chào

Trong trường hợp gửi email xác nhận đến nhà tuyển dụng, hãy sử dụng Dear Ms. hoặc Dear Mr. cùng với tên của người đã viết thư đến bạn. Đây là lời chào phù hợp cho những người bạn mới quen và thể hiện được sự chân thật cùng thái độ lịch sự. Kèm theo đó, đừng quên gửi lời cảm ơn họ về lời mời phỏng vấn và thể hiện sự quan tâm muốn tìm hiểu thêm về công việc ứng tuyển nhé.

Lý do viết thư

Phần mở đầu email, bạn có thể đề cập đến lý do viết là thư này. Một vài gợi ý cho phần này như là “Cảm ơn vì cơ hội phỏng vấn…”. Hoặc “Tôi viết lá thư này để xác nhận chắc chắn là mình sẽ tham gia buổi phỏng vấn mà công ty đã sắp xếp”. 

Lời cảm ơn

Trong lá thư trả lời email thì lời cảm ơn là một phần rất quan trọng. Hãy luôn đảm bảo lá thư của bạn có lời cảm ơn. Điều này cho thấy rằng bạn rất trân trọng và quan tâm tới công việc mà mình muốn ứng tuyển. Khi bạn nhận được lá thư cảm ơn, đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng nhìn thấy năng lực và muốn dành cơ hội cho bạn. Vì thế, đừng ngại cho thêm một lời cảm ơn đến với nhà tuyển dụng để thế hiện sự biết ơn đối với ho. Chắc chắn chi tiết nhỏ này sẽ ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Nếu ở phần đầu thư bạn biết lời cảm ơn rồi thì không sao. Nhưng nếu bạn quên thì có thể bổ sung lời cảm ơn ở phần cuối thư. Ở phần này, ngoài lời cảm ơn, bạn có thể kèm theo lời hứa sẽ đến đúng giờ. Ví dụ: ” Em cảm ơn và sẽ đến phỏng vấn đúng giờ ạ”. Hoặc nếu muốn trang trọng có thể kết bằng vài từ sau: “trân trọng” , “thân mến” …

Chữ ký cuối mail

Bạn nên có chữ ký cuối mail. Chữ ký có thể ghi tên bạn hoặc tên trường bạn đang học ( nếu có), địa chỉ, số điện thoại và email. Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề gì phát sinh, nhà tuyển dụng có thể gọi điện thoại trực tiếp cho bạn. Vì vậy, phần chữ ký cuối có địa chỉ và số điện thoại là vô cùng cần thiết.

Một số yêu cầu khác của nội dung email phỏng vấn

Thường thì nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn phải mang theo sơ yếu lý lịch khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, một vài công ty lại có thể sẽ yêu cầu những tài liệu khác như: chứng minh thư, danh mục công việc đã làm ở các công ty trước,…khi bạn tham gia cuộc phỏng vấn. Một số khác lại có thể sẽ muốn bạn gửi đến chi tiết kinh nghiệm làm việc. Vì thế, trong email hồi đáp lịch phỏng vấn, bạn cũng nên hỏi về những giấy tờ mà bạn cần phải mang theo hoặc bất cứ thông tin nào mà nhà tuyển dụng muốn bạn chia sẻ.  

4. Mẫu email xác nhận lịch phỏng vấn

Dù được gọi điện mời phỏng vấn hay nhận được thư mời phỏng vấn thì khi viết thư xác nhận, bạn cần phải tuân thủ các quy tắc trên. JobsGO sẽ cung cấp cho bạn mẫu email phỏng vấn để bạn có thể tham khảo:

Tiêu đề thư: Xác nhận phỏng vấn vị trí nhân viên Content Marketing – Phạm Minh Ánh.

Kính gửi: Bộ phận nhân sự Công ty Cổ phần JobsGO

Cảm ơn quý công ty đã dành cho tôi cơ hội tham gia phỏng vấn vị trí “Content Marketing”. Tôi xin xác nhận sẽ tham gia buổi phỏng vấn vào lúc 9h sáng ngày 30 tháng 6 tại văn phòng công ty.

Xin vui lòng cho tôi biết nếu cần cung cấp bất kỳ tài liệu thêm nào trước buổi phỏng vấn.

Trân trọng,

Minh Ánh

Phamminhanh@gmail.com

0123 456 4563

>> Tìm việc Content Marketing

Nhận được thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng là tín hiệu đáng mừng. Điều này chứng tỏ bạn đã gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng thông qua bản CV ứng tuyển gửi trước đó. 

Vậy làm thế nào để CV của bạn trông thật chuyên nghiệp và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng giữa hàng ngàn những ứng viên khác? Hãy tham khảo và sử dụng ngay những mẫu CV “chuẩn chỉnh” từ JobsGO. Để có trải nghiệm và nắm bắt được nhiều cơ hội việc làm tốt nhất tại JobsGO.vn.

 

Source: jobsgo.vn/blog/3-nguyen-tac-tra-loi-email-phong-van-gay-an-tuong
Like Reblog Comment
text 2019-08-07 09:27
Các kỹ năng cần có của nhân viên IT

Hơn 5 triệu việc làm IT sẽ được tạo ra thêm trên toàn cầu đến năm 2027. Nhưng nhiều người nghĩ rằng IT là sửa máy tính, cài Win, lắp mạng. Thậm chí cho rằng những người học IT là giỏi về điện tử như TV, loa đài… Vậy IT là gì? Làm nhân viên IT cần có những kỹ năng gì?

1. Phát triển thuật toán

Đây chính là kỹ năng đầu tiên mà một kỹ sư IT cần có. Nắm vững kỹ năng phát triển thuật toán bạn sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn rất nhiều, nhất là với quy mô dữ liệu khổng lồ như ngày nay. Bên cạnh đó, những kỹ năng tìm kiếm, khai thác dữ liệu, lập mô hình số liệu thống kê cũng được coi trọng. Việc thiết kế và phát triển thuật toán hoặc kỹ xảo sẽ giúp nâng cao hiệu suất cho máy tính. Để có được kỹ năng này, bạn phải học hỏi từ trường lớp, đồng nghiệp. Nó cũng là những kinh nghiệm, bạn rút ra được từ trong công việc thực tế.

2. Thiết kế giao diện người dùng

Một nhân viên IT phải tạo ra được những phần mềm có giao diện rõ ràng, dễ dùng. Thậm chí là phải bắt mắt để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và người dùng.

3. Nhân viên IT phải am hiểu về công nghệ

Các sản phẩm và ứng dụng từ công nghệ ngày càng phổ biến, đặc biệt là công nghệ mạng không dây như Bluetooth, wi-fi… Nhân viên IT phải am hiểu công nghệ trong từng lĩnh vực để có thể hiểu về công việc và phối hợp các công nghệ hiệu quả.

4. Quản lý dự án

Nhân viên IT cần có khả năng quản lý các dự án của mình, đảm bảo thời gian, tiến độ và hiệu suất công việc. Bạn cũng nên chọn vị trí người chỉ huy, đôn thúc và quản lý công việc chung của dự án. Một người có khả năng quản lý tốt và đóng vai trò leader sẽ ghi điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng.

5. Bảo mật

Một nhân viên IT bắt buộc phải nắm được những quy tắc tối thiểu trong bảo mật thông tin. Nhân viên IT nên có khả năng thiết lập môi trường an ninh và độ bảo mật cao.  Điều này giúp bạn có cơ hội phát triển bản thân và thử sức với lĩnh vực bảo mật chẳng hạn.

6. Các kỹ năng chung về mạng

Mạng là yếu tố quan trọng trong công việc, dù bạn làm trong lĩnh vực gì. Trước khi phát triển bản thân về bất cứ phương diện nào thì cũng cần có những hiểu biết nhất định về mạng.

7. Sử dụng tiếng Anh

Đây là kỹ năng cần thiết đối với mọi nhân viên IT. Ít nhất bạn phải có khả năng đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật, thông tin phần mềm, viết code…

Bên cạnh đó, nhân viên IT phải nắm được những kỹ năng mềm cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ doanh nghiệp, quản lý thời gian…

Like Reblog Comment
text 2019-08-04 12:35
TỰ TẠO DEADLINE – ĐỂ DEADLINE KHÔNG TRỞ THÀNH “ÁM ẢNH KINH HOÀNG”
Deadline chẳng phải là nỗi ám ảnh của riêng ai. Quỹ thời gian gần hết, bạn thấy hoảng loạn cực độ khi công việc được giao vẫn chưa hoàn thành. Những hình phạt, những lời chỉ trích, mắng mỏ đang lơ lửng ngay trên đầu bạn. Đừng trì hoãn, hãy tự tạo những deadline cho chính bản thân bạn. Hãy để deadline không còn là nỗi “ám ảnh kinh hoàng”!
Ngưng trì hoãn 

 

Tôi thường có xu hướng trì hoãn công việc của mình. Nếu có 7 ngày để làm công việc đó thì tôi thường để dành nó đến ngày thứ 6. Có một anh đồng nghiệp từng nói với tôi rằng người Việt Nam rất thích trì hoãn. Họ luôn có xu hướng nước đến chân mới nhảy. Nước đến cổ thì ta tập bơi! 
Hãy bắt tay vào ngay khi bạn nghĩ tới các công việc trong chuỗi danh sách dài dằng dặc. Thay vì ăn trong lo lắng, xem phim trong lo lắng, ngủ chập chờn thì hãy làm ngay và luôn. Mọi thứ dường như chẳng hề nhàm chán như bạn vẫn đang tưởng khi bắt tay vào làm.
Đừng cố gắng hoàn hảo – hãy hoàn thành 
 
Việc đầu tiên là bạn phải hoàn thành công việc. Bạn đang bị xao nhãng bởi môi trường xung quanh hay những bộ phim hấp dẫn? Những đồng đội của bạn cũng là những con người thích trì hoãn giống bạn? Làm gì để chống lại những “con virus lười nhác” dễ lây lan này? 
Deadline như một trái bom nổ chậm và bạn có đủ thời gian để gỡ nó. Chỉ là bạn có cố gắng hay không. Tìm cho mình một không gian yên tĩnh với một chiếc laptop, nghe một bản nhạc trắng (tiếng mưa, tiếng đàn, tiếng sáo…) để làm việc hiệu quả hơn. Hãy nhớ, hoàn thành trước, hoàn hảo sau!
Tự tạo deadline cho bản thân 
Trước đống công việc bộn bề, hãy list ra những việc cần làm và tạo deadline cho từng việc đó. Đừng dồn quá nhiều việc, điều đó làm bạn chán ngấy! Hãy đủ nghị lực để hoàn thành đúng deadline mà bạn tự đặt ra cho bản thân. 
Làm sao để đủ kỷ luật và không phá vỡ deadline tự tạo ra? Làm được điều này chắc hẳn khá khó. Nó luôn khiến bạn chán nản và muốn buông xuôi. Tuy nhiên, những chùm rễ đắng luôn cho những trái ngọt. Thành công chỉ đến với những người tự biết tạo áp lực cho mình. 
Thử tự tạo deadline cho những cuộc hẹn, công việc, cho học tập, cho mục tiêu hay ước mơ bất kỳ nào mà bạn muốn đạt được. Hãy phân khúc và quản lý thời gian một cách hiệu quả. Và bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng của mình!
 
Tìm hiểu thêm các thông tin về việc làm, tuyển dụng, kinh nghiệm việc làm tại Blog JobsGO hoặc Website tuyển dụng việc làm JobsGO.
More posts
Your Dashboard view:
Need help?